Cách xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả

Rác thải sinh hoạt là gì? Cách xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả

Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…Rác thải sinh hoạt nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường? Bài viết sau giúp bạn Phân loại và xử lý rác một cách an toàn hiệu quả

1. Rác thải sinh hoạt là gì?

Là những loại rác thải không thể sử dụng được người dùng thải ra ngoài môi trường: thức ăn thừa, giấy, túi nilong, mảnh thủy tinh và các thiết bị nội thất đã hư hỏng…Đây cũng là vấn đề nan giải, có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người, cần được quan tâm và tìm cách giải quyết.

2. Các loại rác thải sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay

Dựa vào nguồn gốc phát sinh nó được chia làm các loại sau:

– Rác thải từ sinh hoạt, dịch vụ

– Rác thải công nghiệp

– Rác thải xây dựng

– Rác thải y tế

– Rác thải nông nghiệp

3. Quy trình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Việc xử lý rác thải được tiến hành theo 4 bước:

Bước 1: Phân loại rác thải tại nguồn.

Bước 2: Tiến hành thu gom

Bước 3: Vận chuyển rác đến các bãi rác tập trung

Bước 4: Đem vào xử lý, dựa vào đặc tính của từng loại mà có những phương pháp xử lý khác nhau.

4. Phân loại rác thải

 

Phân loại rác thải Khái niệm Nguồn gốc Cách xử lý
Rác hữu cơ Rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể đưa vào tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật Thực phẩm thừa, hư hỏng

Cỏ sau làm vườn, cây cối hoa lá bị tỉa bỏ, bã cà phê, bã trà, hoa lá rụng

Thu gom riêng vào thùng chứa chất thải có thể tận dụng ủ tạo phân bón
Rác vô cơ Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải – Gạch/ đá, đồ sành/sứ, ly, bình thủy tinh vỡ hư hỏng

– Các loại vỏ sò/ốc…

– Đồ da, đồ cao su, băng đĩa nhạc, radio… không thể sử dụng.

 

Thu gom vào dụng cụ chứa rác, xe chuyên dụng đến vận chuyển, đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.
Rác tái chế Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng vừa tiết kiệm vừa giảm lượng rác thải ra môi trường – Thùng carton, sách báo cũ,

– Hộp giấy, bì thư, bưu thiếp đã qua sử dụng

– Các loại vỏ lon nước ngọt/lon bia/ họp nhựa…

– Các loại ghế nhựa, thau/chậu nhựa, quần áo và vải cũ…

 

Đưa cơ sở tái chế thông qua việc bán phế liệu

 

Việc phân loại rác thải giúp giảm lượng rác thải ra môi trường, dễ dàng thu gom, tiết kiệm chi phí, đơn giản cho việc tái chế. Như vậy, có thể thấy việc phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường xung quanh, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hơn thế nữa chính là làm giảm được nguồn rác thải ra môi trường, giúp tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chúng.

5. Thực trạng rác thải sinh hoạt hiện nay

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, mỗi ngày có hàng tấn rác bị thải ra ngoài môi trường nó được phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công cộng, khu du lịch, khu công nghiệp, chế xuất… Trong rác thải sinh hoạt có khoảng 54 – 77% chất hữu cơ, khoảng 8  – 18% rác thải có khả năng tái chế . Theo thống kê, trung bình mỗi người một ngày sẽ 1,0 kg rác thải đối vời khu vực đô thị, ở nông thôn thì 0.33kg/người và miền biển là 0,55 kg/người. Là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây nên ô nhiễm môi trường cần xử lý chúng một cách nhanh chóng và triệt để.

6. Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải sinh hoạt

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm:

– Do thiếu hiểu biết về các loại rác thải cũng như các đặc tính nguy hại của chúng.

– Việc xử lý rác thải còn hạn chế, chưa có những biện pháp xử lý phù hợp.

– Việc quản lý rác thải sinh hoạt vẫn còn lơ là, chưa được nhiều người quan tâm và chú ý đến.

7. Tác hại của rác thải sinh hoạt

Rác thải không được xử lý sẽ gây ra các tác hại sau:

– Gây ô nhiễm môi trường nước ( nước thải từ các nhà máy sản xuất làm sông ngòi ô nhiễm vừa gây hại đến sinh vật dưới nước vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người xung quanh). Đặc biệt nước ta là quốc gia giáp biển và hệ thống sông ngòi dày đặc ảnh hưởng đến đời sống đánh bắt thủy hải sản và làm cạn kiệt tài nguyên

– Gây ô nhiễm môi trường không khí ( việc đốt rác bừa bãi sản sinh ra các khí độc nhất là bao bì nilong)

– Gây ô nhiễm môi trường đất ( các lọ thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, phân bón, …) Trong thành phần chất thải có rất nhiều chất khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật…

8. Các cách xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả nhất

Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng toàn cầu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách xử lý sau:

– Chôn lấp

– Tái chế rác thải

– Dùng phương pháp đốt

– Ủ sinh học

– Dùng giun quế

  • Sử dụng lò đốt xử lý rác thải sinh hoạt

Phương pháp lò đốt có thể thay thế hoàn toàn cho phương pháp chôn lấp hoặc đốt tự thiên vì trong quá trình xử lý nó không phát sinh ra mùi và không gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm . Phương pháp này có khả năng xử lý rác thải nhanh trong vòng 24h.

Sử dụng lò đốt để xử lý chất thải
Sử dụng lò đốt để xử lý chất thải
  • Chôn lấp rác thải sinh hoạt

Là phương pháp được sử dụng phổ biến và đơn giản nhất hiện nay. Nhược điểm: có thể phát sinh ra mùi và gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm.

  • Ủ rác thải sinh hoạt

Phương pháp ủ sinh học được áp dụng đối với những chất không độc hại, đầu tiên là khử nước, sau đó là xử lý chúng cho đến khi nó thành dạng xốp và ẩm. Trong quá trình ủ độ ẩm và nhiệt độ phải được kiểm soát giữ cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí. Phương pháp này được thực hiện nhờ quá trình oxi hoá sinh ra các chất hữu cơ. Sản phẩm cho ra của quá trình phân huỷ này là CO2, H20 và các hợp chất lignin…

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ
Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ
  • Xử lý rác thải sinh hoạt bằng giun quế

Việc xử lý rác thải sinh hoạt bằng giun quế là phương pháp tự nhiên, vừa lấy phân của giun quế để làm phân bón cho cây trồng.

Giun quế giúp cải tạo đất hiệu quả
Giun quế giúp cải tạo đất hiệu quả

9. Những lưu ý giúp bảo vệ môi trường

– Giảm lượng rác thải: dùng túi dễ phân hủy thay vì dùng túi nilong

– Phân loại rác, để riêng những loại có thể tái chế được.

– Dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể tái chế

Xem thêm: Cây trồng trong nhà vệ sinh giúp lọc không khí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *